Cách Làm Sữa Đậu Nành Và “101” Điều Nên Biết

Sữa đậu nành là thức uống “quốc dân” và thích hợp với nhiều lứa tuổi bởi mùi vị thanh ngậy, tiện dụng, nguyên liệu vừa túi tiền, nhiều dinh dưỡng. Hôm nay mình xin chia sẻ cách làm sữa hạt bằng các loại máy và những lưu ý cần biết về việc sử dụng loại sữa này khoa học.

Tác Dụng Của Sữa Đậu Nành

Mình xin liệt kê một số lợi ích cơ bản từ loại thức uống quốc dân này:

Lợi ích của sữa đậu nành

  • Mạch máu chắc khỏe: trong hạt đậu nành giàu axit béo Omega3-6, chất chống ô xy hóa giúp thành mạch máu khỏe, hạn chế bị tổn thương và bị vỡ.
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: hạt đậu nành nhiều chất xơ, giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu, đặc biệt là ức chế hoặc làm chậm sự hấp thụ đường vào máu.
  • Giảm cholesterol: việc sử dụng sữa đậu nành thường xuyên đúng liều lượng đóng góp tích cực trong việc giảm mức cholesterol xấu.
  • Giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch
  • Ngăn ngừa loãng xương

Cách Làm Sữa Đậu Nành Bằng Máy Xay Sinh Tố

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và ngâm hạt

200g đậu nành rửa sạch bằng nước, ngâm với đun sôi để nguội trong khoảng thời gian 12-14 tiếng, lưu ý, thay nước 2-3 lần. Quan sát hạt đậu nở ra, căng và tăng kích thước là đạt yêu cầu.

Chuẩn bị 7-8 phiến lá dứa thơm và rửa kĩ bằng nước lạnh. Lá dứa có tác dụng tăng thêm mùi vị cho sữa đậu nành.

Chà là, đường phèn: tùy theo nhu cầu của từng gia đình

  • Bước 2: Xay đậu nành và lọc lấy nước

Xay hỗn hợp hạt đậu nành và nước bằng máy xay sinh tố. Thành phẩm sẽ mang đi lọc và lấy nguyên phần nước đậu nành.

200g đậu nành sẽ nấu với 2-3 lít nước.

  • Bước 3: Đun sữa

Sau khi lọc kĩ hết cặn của bã đậu, chế thêm nước vào nước cốt đậu nành sao cho đạt đến dung tích 2-3 lít. Đun nhỏ lửa hỗn hợp nước đậu và bỏ thêm lá dứa thơm đã chuẩn bị với chế độ lửa nhỏ. Khi sữa sôi, tùy từng khẩu vị của mỗi gia đình, cho thêm sữa hoặc đường để tạo độ ngọt và ngậy. Đun lửa nhỏ khoảng 15 phút nữa là chúng ta đã hoàn tất các công đoạn và có những cốc sữa đậu nành chất lượng.

  • Bước 4: Bảo quản sữa trong ngăn mát có thể sử dụng trong vòng 2-3 ngày.

Khuyến khích nên làm sữa đậu nành ở nhà vừa đảm bảo vệ sinh vừa chất lượng. Nếu bạn siêu lười có thể tham khảo thêm các dòng máy làm sữa hạt trên thị trường, nhờ đó tiết kiệm kha khá thời gian. Với máy làm sữa hạt, công việc chính của chúng ta chỉ là chuẩn bị và ngâm nguyên liệu còn lại sẽ có máy chạy bằng điện cân hết. Đảm bảo tiện dụng và siêu “phê”

Nguyên liệu chế biến sữa đậu nành thơm ngon
Nguyên liệu chế biến sữa đậu nành thơm ngon

Cách Làm Sữa Đậu Nành Bằng Máy Làm Sữa Hạt

Dòng máy hôm nay mình sử dụng là máy làm sữa hạt Medion MD 19725, công suất: 1200 W, vệ sinh khép kín.

Chuẩn bị nguyên liệu như bước 01 ở trên.

Sau đó cho nguyên liệu vào máy chọn chế độ “Start” là chúng ta đã có một cốc sữa đậu nành thơm sánh mịn rồi. Mình xin chia sẻ thêm video review dòng máy này ở bên dưới nhé.

Những Điều Phải Tránh Khi Sử Dụng Sữa Đậu Nành

Đợt tìm kiếm nhiều từ khóa về sữa đậu nành mình có thu thập khá nhiều thông tin liên quan đến sử dụng thức uống này một cách khoa học. Không thể phủ nhận lợi ích của sữa đậu nành nhưng việc không hiểu đúng, hiểu kĩ về cách uống sẽ mang lại “lợi bất cật hại”. Nào cùng mình điểm lại những điều kiêng kị khi uống sữa đậu nành nên biết (thông tin được lấy nguồn trên trang cồng thông tin điện tử y tế tỉnh Nam Định):

  • Nói “KHÔNG” với sữa đậu nành chưa đun sôi kĩ

Khi chưa đun sôi kĩ, các ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác còn tồn dư sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,.. thậm chí ngộ độc.

  • Đường đỏ không bao giờ nên kết hợp với sữa đậu nành

Trong đường đỏ giàu axit hữu cơ khi kết hợp với các chất protit, canxi tạo thành hợp chất biến tính làm mất đi  các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

  • Nên uống sữa đậu nành và ăn kèm tinh bột

Khi ăn tinh bột sẽ kích thích dịch vị được tiết ra và loại dịch này là một tác nhân quan trọng giúp chất dinh dưỡng trong sữa được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn.

  • Trứng và sữa đậu nành không nên sử dụng cùng nhau

Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

  • Tránh uống quá nhiều

Một người bình thường không nên tiêu hóa quá 500ml sữa đậu nành một ngày. Việc uống quá nhiều sẽ dẫn đến phản ứng ngược, chất dinh dưỡng không được hấp thu hết ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

  • Một số bệnh nên tránh uống sữa đậu nành

Các bệnh Gút, thận hư, di tinh tiểu đêm nhiều nên tránh thức uống này trong thực đơn hàng ngày vì trong sữa đậu nành có tính hàn

  • Uống nhiều sữa đậu nành, đề phòng thiếu kẽm

Các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Do đó, những người thường xuyên sử dụng loại thức uống này cần lưu tâm đến việc bổ sung kẽm. Cùng với đó, những người đang trong tình trạng thiếu kẽm nên hạn chế uống sữa đậu nành.

Mình tin rằng thông tin về cách làm sữa đậu nành và lưu ý liên quan đến sử dụng loại thức uống này như một mẹo nhỏ dắt túi để bạn tự tin trong quá trình xây dựng thực đơn khoa học cho gia đình. Mỗi cuối tuần được tụ tập bên nhau cùng thưởng thức “thức uống quốc dân” sẽ là điểm cộng to đùng cho các nàng.

Đánh giá post