Bệnh tiểu đường được ví là căn bệnh của thần chết, nó không trực tiếp giết người ngay lập tức mà khiến cơ thể người bệnh sẽ rất mệt mỏi, tăng, giảm cân đột ngột, chậm lành các vết thương hay đi kèm càc bệnh khác nữa.
Chính vì thế, bài viết hôm nay chia sẻ với bạn kinh nghiệm chọn các món ăn và cũng như cách chế biến thức ăn ngon, bổ mà vẫn đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh.
Nội dung chính
I. PHÂN LOẠI CÁC THỰC PHẨM CÓ CHỈ SỐ GI THẤP
1. Chỉ số GI là gì?
Chỉ số đường huyết rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ người tiểu đường
Đây là chỉ số biểu thị tốc độ làm tăng đường huyết nhanh hay chậm của thức ăn bột đường.
Với người bị tiểu đường phải chọn các loại thực phẩm có GI thấp để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân.
Chỉ số GI thấp là các loại thực phẩm khi ăn vào sẽ giúp đường huyết tăng từ từ và giảm một cách chậm rãi.
Đều này giúp cho cơ thể người bệnh không phải hấp thu một lượng đường quá lớn đến không thể chuyển hoá, dẫn đến ngất xỉu hay thậm chí tử vong.
2. Chỉ số GI thế nào là phù hợp cho người tiểu đường
Chỉ số đường huyết GI trong các loại thực phẩm
Với người tiểu đường, các bác sỹ đưa ra hướng dẫn về thức ăn rất nghiêm ngặt. Nhất là các loại thực phẩm có GI thấp được khuyến khích sử dụng.
Ngoài ra, những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh tiểu đường tuýp 2.
Cụ thể, chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) là:
- Trước bữa ăn: 90 – 130mg/dl (5,0-7,2mmol/l);
- Sau bữa ăn 1-2 giờ: <180mg/dl (10mmol/l);
- Trước lúc đi ngủ: 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).
Với người bệnh tiểu đường phải theo dõi và nắm rõ các chỉ số này để đảm bảo sức khoẻ.
- Thực phẩm có chỉ số GI cao (từ 70 trở lên) nghĩa là có thể làm tăng đường huyết nhanh
- Chỉ số GI trung bình thường từ 56-69
- Chỉ số GI thấp (≤ 55) là những thực phẩm làm mức đường huyết tăng từ từ đều đặn và cũng giảm chậm rãi, nhờ đó giữ được nguồn năng lượng ổn định, rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường.
Các chỉ số GI từ thấp trung bình đến cao
II. CÁCH CHỌN CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
1. Chọn các loại trái cây, rau củ
Theo các bác sỹ chuyên ngành, trái cây không ngọt như củ sắn, mận, ổi…thường có chỉ số dưới đường huyết thấp < 55 tốt cho người bệnh.
Tuy nhiên,
Không phải như thế mà chỉ cho người bệnh ăn trái cây không sẽ rất thiếu chất, ảnh hưởng nặng nề đến tâm trạng và thể chất.
Những trái cây có thể chia nhỏ ra để dùng và thay đổi hàng ngày để không gây ngán.
Trái cây và rau củ rất quan trọng trong việc ăn uống của người bệnh tiểu đường
2. Nước uống
Nước uống là một yếu tố quan trọng trong cơ thể con người, không chỉ riêng cho người bệnh tiểu đường mà còn cho tất cả chúng ta.
Cũng không được uống quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc nước ở thận do làm việc quá nhiều.
Tuỳ vào cân nặng của mỗi người mà lượng nước nạp vào cơ thể được tính như sau:
Lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml. Ví dụ, một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ.
Bạn có thể quan sát nước tiểu có màu vàng nghĩa là đang thiếu nước đấy.
Người tiểu đường nên uống đủ nước để cơ thể luôn khoẻ mạnh
Đồng thời,
Với người bệnh tiểu đường, việc uống nước ép trái cây cũng khá tốt. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng nước ép trái cây lại có chỉ số GI cao hơn so với trái cây ăn nguyên quả.
Nên nếu có thể bạn có thể xem kẽ các loại nước trái cây với nước pha bột ngũ cốc như mè hay đậu nành.
Các loại nước hạt này bạn có thể mua máy ép sữa hạt về xay để đảm bảo giữ nguyên hương vị hơn là mua bên ngoài.
Những loại máy ép sữa hạt từ MinhHouse Ware rất tốt để bạn chế biến sữa hạt cũng như các loại thực phẩm riêng dành cho người tiểu đường.
Chú ý rằng, các loại nước trái cây hay sữa hạt hạn chế cho thêm đường vào. Nếu được có thể uống nguyên vị mà không có đường là tốt nhất.
Dùng nước ép trái cây không đường bổ sung thêm Vitamin cho cơ thể
3. Nhóm đường bột tỷ lệ thế nào
Tinh bột là một nguồn cung cấp năng lượng cao cho cơ thể con người trong các hoạt động hàng ngày.
Tuy nhiên,
Với người tiểu đường bạn cần cân nhắc và chú ý vấn đề tinh bột. Bởi vì, các chất bột này chuyển hoá thành đường rất nhanh.
Và khiến cho lượng đường trong cơ thể tăng cao độ ngột và trong thời gian ngắn cũng giảm rất nhanh khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi và mất sức.
Nhóm tinh bột như: cơm, mì, bún, các loại khoai… nên hạn chế cho người bệnh. Hoặc ăn bớt lại để thay thế bằng các loại rau củ, trái cây không ngọt.
Chất bột đường phải hạn chế với người tiểu đường nha
4. Nhóm thịt cá
Chế độ ăn cho người tiểu đường nên bổ sung cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nên dùng thêm thịt cá thay cho các loại thịt đỏ
III. BẢNG CHỈ SỐ GI THAM KHẢO MỘT SỐ MÓN ĂN
Các loại đường, sữa
Bảng chỉ số GI của đường sữa
Các loại bánh, ngũ cốc
Bảng chỉ số GI của ngũ cốc
Trái cây, nước uống
Rau xanh
Bảng chỉ số GI của rau xanh
IV. NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN VẶT ĐƯỢC KHÔNG?
Ăn vặt như một cách giải toả stress hay giúp cân bằng lại bữa ăn. Tuy vậy, với người bệnh tiểu đường, ăn vặt cũng cần tuân theo chế độ như sau.
Nếu thèm ăn vặt hãy để dành ngay thực phẩm giúp ổn định đường huyết:
- Bưởi (GI – 25): Đây là loại quả “số 1” về lượng vitamin C. Trong từng múi bưởi có chứa các enzym giúp hấp thu đường, nhờ đó giảm lượng mỡ dự trữ từ đường chuyển hóa thành.
- Sữa tươi (GI – 40): Uống 1 cốc sữa tươi sẽ khống chế hoạt tính của các enzym hợp thành cholesterol, từ đó hạn chế cholesterol sinh ra.
- Sữa đậu nành (GI – 43): Đây là những axit amin có khả năng duy trì và củng cố hệ miễn nhiễm, đồng thời làm giảm hàm lượng cholesterol và chỉ số đường huyết.
- Nước mơ (GI – 57): Trong mơ có chứa những thành phần giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa oxy, làm chậm quá trình lão hóa và đẩy nhanh sự hồi phục của các tế bào.
- Cà chua (GI – 30): Cà chua không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn có thể giúp giảm cân hiệu quả.
- Nước ép táo (GI – 15): Trong táo có chứa chất xơ hòa tan pectin giúp giữ nước và làm sạch ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, đồng thời giữ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và giảm mức cholesterol trong cơ thể.
- Cam tươi (GI – 43): Cam rất giàu vitamin C, canxi, phốt-pho, kali, axit citric caroten, hesperidin, chất xơ… vừa tốt cho quá trình chuyển hóa của đường ruột vừa giúp giảm sự tích lũy độc tố, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
- Đào (GI – 50): Đào chứa dồi dào chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, hơn nữa còn ức chế quá trình hấp thu chất béo, giúp không bị tăng cân.
- Cháo yến mạch (GI – 50): Có chỉ số GI thấp sẽ tốt cho việc kiểm soát chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường, cháo yến mạch còn cung cấp một lượng lớn protein và chất xơ, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Kiwi (GI – 50): Trong 1 quả kiwi xanh chứa 4g chất xơ và dồi dào vitamin cùng khoáng chất có lợi cho cơ thể và rất an toàn cho việc kiểm soát đường huyết.
- Chuối (GI – 55): Chuối không những góp phần đốt cháy chất béo mà còn ngăn ngừa sự hấp thụ carbohydrate vào cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
V. CÁCH PHÂN BỐ LƯỢNG THỨC ĂN HÀNG NGÀY CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?
Với người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn ra, thay vì 3 bữa thì có thể chia thành 5 – 6 bữa ăn.
Thức ăn của mỗi bữa ăn ngoài việc chọn các loại thực phẩm GI thấp còn phải hạn chế số lượng thức ăn.
Cơm thì hạn chế khoảng nửa chén, tăng thêm rau củ quả GI thấp.
Nước trái cây bổ sung thêm các vitamin thiếu hụt khi hạn chế thức ăn đường bột.
Mỗi bữa ăn nên ăn chậm nhai kỹ. Ăn vừa no không ăn quá no hay quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào dù là GI thấp.
Nên chia nhỏ các bữa ăn cho người tiểu đường dễ hấp thụ
VI. NHỮNG MÓN ĂN CẤM KỴ VỚI NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Những món ăn cấm kỵ với người tiểu đường là các nhóm đường bột như nước ngọt, đồ ngọt, bánh kẹo, cảfe sữa…các loại nước nhân tạo.
Thay nước ngọt bằng nước lọc để hạn chế tăng đường huyết nha
Đồng thời,
Các món chiên, xào, nướng có quá nhiều dầu mỡ cũng là món cấm với người tiểu đường.
Nên thay bằng các loại thức ăn hấp, chưng, canh và dầu oliu, dầu đậu nành sẽ tốt hơn.
Không dùng các loại bánh kẹo ngọt nhé
VII. MỘT SỐ MÓN ĂN BỔ DƯỠNG THÍCH HỢP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG GIÚP BẠN CẢ TUẦN NHẸ NHÀNG
1. Canh tía tô và rau thơm
Giã tôm nát và thả vào nồi nước sôi.
Kế đến, cho tất cả các loại rau thơm và tía tô vào nấu chín.
Sau đó, dùng nước canh này ăn mỗi ngày một bữa.
Dùng cách nhau 3 ngày và dùng liên tục trong tháng.
2. Canh khổ qua dồn thịt
Khổ qua cắt đầu đuôi, bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành khúc chừng 3-5cm.
Thịt nạc vai xay nhuyễn trộn đều với mộc nhĩ thái nhỏ, thêm một chút gia vị cho vừa vặn rồi nhồi vào từng khúc mướp đắng vừa cắt.
Đun nước sôi, sau đó cho từng khúc mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi.
Đun chừng 10 phút cho cả mướp đắng và thịt đều chín rồi cho hành, mùi tàu vào và tắt bếp. Hãy bổ sung món ăn cho người tiểu đường này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của người bệnh nhé.
3. Nấm xào cải xanh
Rau cải chíp Bạn cắt bỏ gốc, cắt sao để các lá vẫn liền không rời, nhặt bỏ bớt là giá rồi rửa sạch.
Nấm hương ngâm với nước ấm cho nở, rửa sạch, cắt bỏ chân. Hành tím, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Đặt một nồi nước lên bếp đun sôi với một chút muối, cho cải chíp vào luộc qua khoảng 1 – 2 phút để cho cải chín tới, vớt ra để ráo nước. Vì rau cải để cả cây xào sẽ lâu chín, rau nhìn sẽ thâm, luộc qua để khi xào sẽ nhanh, rau giữ được màu xanh tươi.
Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành, tỏi với dầu ăn rồi cho nấm hương vào xào.
Tiếp tục, cho cải chíp vào xào nhanh, nêm gia vị nước mắm, bột nêm cho vừa miệng rồi cho thêm 1 thìa cafe dầu hào để cải chíp thêm ngon hơn.
Cải xào đông cô rất tốt cho sức khoẻ người tiểu đường
4. Cháo cà rốt
Cà rốt có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Ngoài các enzyme và các tiền chất vitamin A.
Nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì.
Nếu bạn bị đái tháo đường kèm theo mỡ máu cao thì bạn nên ăn món cháo cà rốt.
Cà rốt rửa sạch, xắt miếng, nấu chung với gạo thành món cháo nhừ.
Bạn có thể ăn cháo vào buổi sáng và chiều trong vài ngày liền để có được hiệu quả tốt nhất.
5. Thịt nạc nấu râu bắp
Chú ý món này có bột thiên hoa là một vị thuốc bắc, bạn có thể mua tại các cửa hàng thuốc bắc.
Lectin được chiết xuất từ Thiên hoa phấn cũng cho thấy tác dụng hạ đường huyết trên chuột đái tháo đường phụ thuộc insulin.
Đổ nước hầm thịt, khi gần chín cho râu ngô và bột thiên hoa vào, đun nhỏ lửa thành canh, ăn thịt uống canh, dùng khi nóng.
6. Cá diếc hấp
Cá làm sạch, cho trà vào bụng cá, đặt cá vào bát, hấp chín không cho muối. Ăn thịt cá, ngày dùng 1 lần.
7. Canh nghêu nấu hẹ
Phi hành với chút dầu ăn cho thơm.
Cho nghêu vào đảo đều, thêm một chút hạt nêm.
Đổ nước luộc nghêu (nên lấy phần trên khi nước đã lắng) vào nấu sôi, sau đó cho hẹ, mướp vào.
Những gợi ý trên là các thực phẩm, món ăn tốt cho sức khoẻ của bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh các món ăn hàng ngày, thì bạn cần đặc biệt theo dõi đường huyết hàng ngày.
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý chế độ ăn hàng ngày để kiểm soát đường huyết
Đồng thời, tuẩn thủ các hướng dẫn của bác sỹ về chế độ thuốc uống và tiêm của người bệnh.
Nếu có bất thường gì trong các chỉ số đường huyết tăng hay giảm đều phải báo cho bác sỹ điều trị ngay.